DU LỊCH HÀ TIÊN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Chảy máu mũi và những điều bạn nên biết

Chảy máu mũi và những điều bạn nên biết

Chảy máu mũi mặc dù nhìn trông rất đáng sợ nhưng thực tế nó không gây ám ảnh hoặc quá nguy hiểm đến tính mạng và thường hết khoảng chưa đến 10 phút.

Chảy máu mũi và những điều bạn nên biết

Chảy máu mũi (chảy máu cam) là một thuật ngữ về y khoa đặc trưng bởi máu chảy ra từ trong mũi do tổn thương mạch máu hoặc kích thích khoang mũi. Chảy máu mũi thường tự phát, không rõ nguyên nhân và thường tự động chấm dứt mà không cần các biện pháp y tế can thiệp nào cả. Có thể xử lý hiện tượng chảy máu mũi ngay tại nhà bằng cách bịt kín tổn thương bằng tay hoặc bông gạt y tế…

Một số người thường lầm tưởng rằng, hiện tượng chảy máu mũi này gây ra tình trạng mất máu rất nhiều theo quan sát. Tuy nhiên về bản chất lượng máu mất không quá nhiều và đáng sợ như họ nghĩ. Một số ít trường hợp chứng chảy máu mũi gây ảnh hưởng đến sức khỏe như choáng, chóng mặt. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lơ là chứng bệnh này nếu nó diễn ra thường xuyên, liên tục vì có thể gây mất mạng.

Sau đây là một số tóm tắt nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa mà các chuyên gia y tế cung cấp cho cộng đồng để phòng ngừa rủi ro có thể gây ra từ bệnh chảy máu mũi:

Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Nguyên nhân tại chỗ

Do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng.

Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang mai hoặc bệnh phong.

Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi.

Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ.

Nguyên nhân toàn thân

Bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét..

Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch máu, động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch.

Bệnh của hệ máu gặp ở những người có thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin; bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, rối loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu.

Vì mũi nằm ở vị trí đặc biệt và có nhiều mạch máu nên rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chảy máu mũi. Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Triệu chứng

Máu thường chỉ chảy từ một bên mũi. Nếu máu chảy nhiều, nó có thể làm đầy một bên mũi và tràn vào vùng hầu mũi (khu vực nằm bên trong mũi là nơi giao nhau của 2 lỗ mũi), gây chảy máu đồng thời cả mũi bên kia. Máu cũng có thể nhỏ vào phần sau họng hoặc xuống đến dạ dày làm bệnh nhân khạc nhổ hoặc thậm chí nôn ra máu.

Những dấu hiệu do mất máu quá nhiều bao gồm:

Chóng mặt

Yếu ớt

Lú lẫn

Ngất xỉu

Tình trạng mất máu nhiều do chảy máu mũi không thường xuyên xảy ra.

Phòng ngừa chảy máu mũi như thế nào

Khi thấy có biểu hiện chảy máu mũi, cần bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho hết chảy máu.

Chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường phải đưa đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi.

Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi 2 lần/tuần, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.

Làm sao để điều trị chảy máu mũi hiệu quả

Điều trị toàn thân

Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để nhổ máu ra.

Truyền dịch nếu có trụy mạch, huyết áp.

Truyền máu nếu Hb hạ dưới 50%, truyền máu là một biện pháp tích cực, đặc biệt trong trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ (100ml) nhiều lần.

Corticoid: Nếu không có chống chỉ định dùng corticoid, phần lớn các tác giả đều cho rằng sử dụng corticoid trong chảy máu là cần thiết, thường tiêm tĩnh mạch như depersolone.

Kháng sinh: Đề phòng xuất tiết ứ đọng sẽ gây viêm nhiễm ở mũi và các bộ phận kế cận.

Thuốc đông máu: Làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như Adrenoxyl, Premarin... hoặc trực tiếp làm đông máu như vitamin K, Sulfate de protamine.

Điều trị tại chỗ

Đè ép cánh mũi vào vách mũi: Dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn tương ứng điểm mạch Kisselbach trong vài phút, áp dụng trong trường hợp chảy máu ít, chảy máu ở điểm mạch Kisselbach.

Dung dịch cầm máu: Dùng bông có tẩm dung dịch cầm máu như ôxy già 12 thể tích, éphedrin 1-3% đè lên chỗ chảy máu.

Hạt trai nitrat bạc (AgNO3): Dùng một que trâm đầu tù nướng đỏ ở đầu, chấm vào dung dịch nitrat bạc đậm độ 5%, muối bạc sẽ chảy ra và đọng lại thành một hạt nhỏ óng ánh ở đầu que trâm, dí hạt trai vào chỗ đang chảy máu.

Che mũi sau lưu lại khoảng 48-72 giờ, trong thời gian này phải điều trị kháng sinh.